Translate

Translate

Translate

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH ĐỒNG NAI+ĐOÀN TỪ THIỆN TX NGỌC UYỂN ĐN VÀ NHÓM THIỆN NGUYỆN TRẺ TPHCM+CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN .HỘ TRỢ CÁC EM NGHÈO HIẾU HỌC ,KHÁM PHÁT THUỐC CHO QUÀ ĐỒNG BÀO GIÀ NEO ĐƠN Ở CHÙA AN LẠC XÃ SÔNG NHẠN HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI NGÀY 3/8/2014

anh co khung  chu bong bong

Trường họcĐoạn phimMáy quay/chụpNgôi saoĐiện thoại di độngMáy tínhCông việc

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 Tr.Chủ viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ 
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpĐoạn phimTrường họcNgôi sao

bà thanh 6

SLIDESHOW ALL PHOTOS CHẠY TRÊN YOUTUBE

SLIDESHOW ALL PHOTOS CHẠY TRÊN YOUTUBE

PHIM DÀI 60PHÚT

phòng chẩn trị tịnh xá ngọc uyển +chữ thập đỏ +hội từ thiện khám bệnh cấp thuốc từ thiện+tặng quà cho nhân dân nghèo cô đơn trẻ mồ côi tại chù̀a An Lạc xã sông nhạn huyện Cẩm Mỹ ĐN ngày 3 /8/2014

Trường họcĐoạn phimMáy quay/chụpNgôi saoĐiện thoại di độngMáy tínhCông việc

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 Tr.Chủ viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ 
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpĐoạn phimTrường họcNgôi sao

MỤC LỤC

TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP

THỜI TRANG VÀ KHOA HOC
TPHCM, TB, Vietnam
THỜI TRANG K

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

HAI NGÔI MỘ BỊ XIỀNG Ở ĐÀ NẴNG


 


Trường họcĐoạn phimMáy quay/chụpNgôi saoĐiện thoại di độngMáy tínhCông việc

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 Tr.Chủ viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ 
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpĐoạn phimTrường họcNgôi sao

Hai ngôi mộ bị xiềng ở Đà Nẵng

Từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những cư dân sinh sống ở vùng đất phía tây bắc của huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, đã phát hiện thấy sự kỳ lạ của 2 ngôi mộ cổ bị xiềng xích sắt nằm ở nơi rất heo hút giữa cỏ tranh ngút ngàn.
Một nằm trên đất của làng Vân Dương, xã Hòa Liên, và một nằm trên đất của làng Khê Lâm, xã Hòa Sơn. Các bậc cao niên ở hai làng này thường kể lại với con cháu rằng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, quan chức địa phương cấm tiệt người dân bén mảng đến 2 ngôi mộ bị xích và cũng không có ai trong làng dám nhận người nằm dưới mộ là họ hàng của mình vì sợ nhiều hệ lụy.
Tuy nhiên, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng ở huyện Hòa Vang đã cử phái đoàn mang hương hoa đến vái tạ và làm lễ chặt bỏ những sợi xích đã một thời gian dài xiềng ngang trên 2 ngôi mộ cổ này để "giải phóng cho linh hồn của người đã khuất…", đồng thời công khai một cách rõ ràng nhân thân và công trạng của người nằm dưới mộ để cho nhiều người biết, để cho con cháu của những người này nhận mộ tu sửa, hương khói sớm chiều…
Ông Hồ Như Kỷ và Hồ Như Sơn ở làng Vân Dương gọi người nằm dưới ngôi mộ là ông cố nội. Theo hai người chắt nội này, ông cố nội của họ là chiến tướng Hồ Học, quê ở làng Vân Dương, tổng An Hòa, huyện Hòa Vang (nay là huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Ông là người sớm có tinh thần yêu nước và chống Pháp một cách quyết liệt. Hưởng ứng phong trào Nghĩa Hội ở Quảng Nam, Hồ Học ra sức chiêu mộ nghĩa binh đến cả nghìn người, tự trang bị các loại vũ khí để phục kích đánh Pháp.
Lúc bấy giờ, trên khắp địa bàn Hòa Vang, quân của Hồ Học đóng ở đâu cũng được bà con nhân dân ủng hộ không những về mặt tinh thần mà còn góp thêm thóc gạo, heo gà, tiền bạc để duy trì chiến đấu. Chính Hồ Học đã chỉ huy một toán quân mật phục trên đỉnh đèo Hải Vân để tiêu diệt tên đại úy Besson và đơn vị lính do Besson làm chỉ huy ở Trạm Nam Chơn vào ngày 1/3/1886.
Hưởng ứng phong trào Cần Vương ở Quảng Nam (hay còn gọi là phong trào Nghĩa Hội ở Quảng Nam), Hồ Học đã mang theo quân lính gia nhập vào đoàn quân của thủ lĩnh phong trào Nghĩa Hội Trần Văn Dư và vị tướng tài số một của Nghĩa Hội là Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành). Ông Trần Văn Dư sinh năm 1839, quê ở làng An Mỹ Tây, huyện Tam Kỳ (nay thuộc phường Tam An, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ông đỗ tiến sĩ năm 1875, làm Án sát Hà Tĩnh, Giảng tập ở Dưỡng Thiện đường dạy cho hai hoàng tử Ưng Đăng và Chánh Mông (sau này là vua Dục Đức và Đồng Khánh), rồi ông được bổ làm Chánh sứ Sơn phòng Quảng Nam.
Năm 1885, ông Trần Văn Dư hưởng ứng phong trào Cần Vương đánh chiếm tỉnh thành Quảng Nam ở La Qua (Điện Bàn ngày nay). Tháng 12/1885, do quá tin vào tình nghĩa thầy trò với vua Đồng Khánh nên ông đã thuận tình lên đường ra Huế để thương thuyết và vì vậy mà đã bị Châu Đình Kế, Tuần vũ Quảng Nam mượn tay thực dân Pháp sát hại tại Điện Bàn vào ngày 13/12/1885.
Vào cuối năm 1886, quân Pháp và quân Nam triều dưới sự chỉ huy của viên đại tá Braxcini mở cuộc hành quân lên Ái Nghĩa thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) để truy lùng quân của Nghĩa Hội. Các chiến tướng của Nghĩa Hội đã đem quân mai phục ở những địa thế hiểm trở, chờ đến nửa đêm khi quân địch đang mệt mỏi ngủ say thì bất ngờ tấn công. Bị đánh bất ngờ, địch phải mở đường máu để chạy về Thu Bồn dựa vào quân Pháp đang đồn trú tại đây.
Thừa thắng xông lên, quân của Nghĩa Hội xông thẳng vào đồn giặc, đánh dồn dập làm địch ở đây trở tay không kịp đành phải kéo nhau bỏ Thu Bồn chạy dài về Đà Nẵng. Quân của chiến tướng Hồ Học đã mở cửa nhà tù để giải phóng cho những người yêu nước bị giặc bắt giam, đa số những người này sau khi thoát khỏi ngục tù đã tham gia vào phong trào Nghĩa Hội.
Sau khi Trần Văn Dư bị sát hại, đầu năm 1886, Nguyễn Duy Hiệu đã thay thế để làm hội chủ. Giai đoạn này, phong trào phát triển rất mạnh, các chiến tướng cùng với nghĩa binh của mình lập nên nhiều phòng tuyến và gần như làm chủ toàn bộ vùng nông thôn. Hồ Học là người chỉ huy dũng cảm, có tài cầm quân, đánh thắng quân Pháp nhiều trận nên tiếng tăm lẫy lừng. Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu đã giao cho ông quản lý vùng đất đai rộng lớn từ đèo Hải Vân đến An Ngãi Đông. Lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở, ông đã xây nhiều đồn lũy thành một thế trận liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau trong phòng thủ và tấn công.
Trong một trận đánh ở Hố Chiếu, quân Pháp đông gấp 4 lần nghĩa quân, lại có quân tiếp viện, nên nghĩa quân chỉ cầm cự được một ngày thì đồn luỹ bị đại bác của chúng san phẳng. Hồ Học cùng nhiều tướng lĩnh của ông như Tán Bùi, ông Đốc Sành, ông Lãnh Địa, Cai Á, Cai Cải đều bị bắt. Chúng giải ông về Ty Niết (tức Ty án sát của Nam triều) ở Hội An tra hỏi.
Đích thân một viên đại tá Pháp từ Hà Nội vào cùng với viên án sát Quảng Nam hỏi cung chiến tướng Hồ Học. Chúng dụ dỗ ông khai báo nơi ở của thủ lĩnh Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến và các bí mật của Nghĩa Hội thì nghĩa quân sẽ được tha. Hồ Học giận dữ quăng cả chiếc ghế vào tên đại tá Pháp. Chiếc ghế vừa quăng đi, bọn lính bảo vệ đã bắn chết ông. Giặc Pháp còn giết các ông Tán Bùi, Đốc Lãnh, Lãnh Trinh, Cai Á, Cai Cải. Chúng chặt đầu họ bỏ vào giỏ treo trên bờ sông của làng Lai Nghi (gần Hội An) để uy hiếp nhân dân.
Phải đến 10 ngày sau, những nghĩa binh thân tín của ông mới lấy được xác mang về giao cho người nhà chôn cất tại làng Vân Dương. Do chiến tướng Hồ Học bị triều đình nhà Nguyễn khép vào tội "phản nghịch", vì vậy ngôi mộ của ông bị chính quyền lúc bấy giờ xiềng lại bằng một sợi xích. Hiện tại, mộ của chiến tướng Hồ Học đã được đưa về Nghĩa trang xã Hòa Liên để hương khói.
clip_image001
Mộ Quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch và phu nhân tại quê nhà Khê Lâm
. Ảnh: An ninh thế giới.
Về ngôi mộ cổ bị xiềng ở làng Khê Lâm, xã Hòa Sơn, cũng có rất nhiều bí ẩn mà phải đến sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền Việt Minh của huyện Hòa Vang đến làm lễ phá xiềng thì nhiều người mới tỏ tường danh phận của người nằm dưới mộ. Trước đó, không ai dám bén mảng đến gần ngôi mộ, chỉ dám rỉ tai nhau rằng ngôi mộ bị xiềng xích sắt ấy chính là mộ phần của Quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch, một người chống Pháp và ủng hộ triệt để phong trào Cần Vương.
Theo tác giả Lâm Quang Thạnh (chắt ngoại của Quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch), trong bài "Gương hiếu học, yêu nước của một triều thần" thì Nguyễn Hữu Lịch thường được gọi là Quan Khâm, quê ở làng Khê Lâm, tổng Phước Tường thượng (nay là xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang). Tổ tiên của ông vốn là người đất Hải Dương theo chân vua Lê Thánh Tông vào nam mở cõi và ngụ lại ở làng Thanh Quýt, thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Đến đời thứ 8, ông Nguyễn Hữu Sao di cư đến vùng đất bán sơn địa nằm về phía tây bắc của huyện Hòa Vang để khai hoang lập hóa và được sắc phong là tiền hiền của làng Khê Lâm. Ông có 6 người cháu nội, người thứ ba là Nguyễn Hữu Lịch rất ham học và được thân sinh là ông Nguyễn Hữu Thành rất ưu tiên, chắt chiu từng đồng bạc để lo cho chuyện học hành.
Ở nơi sinh cơ lập nghiệp không có thầy giỏi, ông Thành khăn gói mang con về quê cũ ở Thanh Quýt để tìm thầy. Rồi Nguyễn Hữu Lịch xin cha vượt sông Túy Loan, vào tận Đại Lộc để tìm thầy giỏi xin theo học. Năm 1868, Lần thứ hai Nguyễn Hữu Lịch vượt Ải Vân quan để ra kinh ứng thi và đỗ đạt. Người học trò nghèo đã trở về quê nhà trong sự đón tiếp của dân làng. Sau đó, ông trở lại kinh đô để nhận nhiệm vụ ở Bộ Binh dưới trướng của Thượng thư Tôn Thất Thuyết, rồi dần thăng đến chức Lang Trung.
Ông Lâm Quang Thạnh kể rằng, mỗi lần ở Huế về thăm nhà, người dân quê đều cảm phục đức độ của ông với tổ tiên, ông bà và bà con hàng xóm. Lần đầu về quê bằng kiệu qua đèo Hải Vân, vào đến quê mẹ Khánh Sơn là ông xuống kiệu đi bộ. Dân làng lấy chiếu trải xuống đường đón rước, ông không bước lên chiếu và ôn tồn nói: "Các cụ, các bác đừng làm thế, tôi là cháu ngoại làng ta, con cháu trong nhà cả mà". Dân làng cảm động không giữ lễ nghi cách biệt nữa.
Với giới trẻ, ông khuyên cố gắng học hành, quê mình nghèo, nước mình đang gặp nạn cần đến tài năng tuổi trẻ. Ông luôn nhấn mạnh đến quốc nạn. Lúc bấy giờ quân Pháp đã chiếm xong lục tỉnh Nam Kỳ và đưa quân ra đánh Bắc Kỳ. Trong triều chia làm 2 phái chủ chiến và chủ hòa, ông tích cực đứng về phái chủ chiến của Thượng thư Tôn Thất Thuyết.
Giữa lúc đó, vua Tự Đức băng hà, quân Pháp thừa cơ kéo hạm đội đến đánh chiếm cửa biển Thuận An, khiến triều đình hoảng hốt ký Điều ước Hác-măng nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và cắt 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ trao cho quân Pháp. Phái chủ hòa đã đành phải đầu hàng, quân Pháp lấn tới đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 buộc triều đình phải ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884) đặt cơ sở lâu dài cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.
Để xoa dịu phái chủ chiến, Hiệp ước Pa-tơ-nốt có điều khoản trả lại 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh cho Trung Kỳ. Nhân cơ hội đó, Thượng thư Tôn Thất Thuyết tiến cử Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch làm Khâm sai Thanh - Nghệ - Tĩnh sung Đổng lý tỉnh Thanh Hóa. Phái chủ hòa cho đó cũng là dịp phân tán lực lượng của phái chủ chiến nên cũng thuận tình không phản đối.
Ra Thanh Hóa, Quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch bắt tay ngay thực hiện kế hoạch chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ông đã xây dựng nhiều đồn sơn phòng, ở miền Tây cả ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, lập các đội quân "Đoàn kiệt" và "Phấn nghĩa" ra sức luyện tập chờ ngày quyết chiến với quân thù. Trên cương vị Khâm sai, ông đã vào Hà Tĩnh viếng thăm Tiến sĩ Phan Đình Phùng cùng làm quan trong triều vì xung đột giữa phái chủ chiến và chủ hòa phế lập các vua, bị cách chức về quê.
Đến khi vua Hàm Nghi ra Tân Sở xuống hịch Cần Vương, Phan Đình Phùng hưởng ứng phất cờ khởi nghĩa Hương Khê; Phạm Bành, Đinh Công Tráng khởi nghĩa ở Ba Đình, Thanh Hóa, ông đã có nhiều hoạt động bí mật hỗ trợ. Ông đã dồn sức giúp đỡ xây dựng một cứ điểm kiên cố để chỉ đạo thống nhất toàn tỉnh và một căn cứ hậu bị đề phòng rút lui khi cần. Đó là cứ điểm Ba Đình giữa vùng chiêm trũng mênh mông và căn cứ sơn phòng Mã Cao trên vùng núi trùng điệp phía tây.
Năm 1887, nghĩa quân Thanh Hóa thất bại ở Ba Đình rút lên Mã Cao, thực dân Pháp cũng bị thiệt hại nặng nề khi phải huy động đến 3.000 quân thuộc mọi binh chủng, có trọng pháo và pháo hạm yểm hộ ngày đêm vây hãm mới đánh chiếm được Ba Đình. Chúng đã hèn mạt trả thù bằng cách triệt hạ cả 3 làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh xóa tên trên bản đồ của Nam Triều và bắt triều đình hoạch tội Đổng lý Nguyễn Hữu Lịch bằng bản án tuyên vắng mặt "Tam ban triều điển" (gồm chén thuốc độc, một dải lụa để tự thắt cổ và một thanh kiếm để tự sát).
Ông đã bình thản đón nhận 3 vật "tam ban" từ Huế mang ra (do vua Đồng Khánh ban cho để tự chọn). Không hướng về Kinh thành mà hướng về căn cứ sơn phòng Phú Gia (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) nơi vua Hàm Nghi đang ngự tránh, bên cạnh khu Ngàn Trươi của nghĩa quân Phan Đình Phùng, ông kính cẩn vái lạy. Song, ông quay lại phía thuộc hạ lưu luyến làm hiệu vĩnh biệt rồi bưng "tam ban" vào phòng đóng chặt cửa.
Sáng hôm sau, thuộc hạ phá cửa vào thấy ông đã dùng kiếm tự sát trong tư thế ngồi uy nghi lẫm liệt. Một cái chết bi hùng kết thúc cuộc đời cương trực của một chí sĩ chống Pháp kiên cường giữa chốn triều đình bán nước. Đó là vào năm Đinh Hợi - 1887 trước năm vua Hàm Nghi sa lưới giặc bị đày sang Algerie.
Những ngày sau đó, một thuộc hạ thân cận của ông đã cẩn thận đánh dấu phần mộ nhưng mãi năm sau mới dám đưa con trai ông là Nguyễn Hữu Sinh từ Quảng Nam lặn lội ra Thanh Hóa nhận mộ. Một nấm cỏ xanh rờn giữa bốn bề vắng lặng, không bia mộ, không hương khói trong thành nội Thanh Hóa…
Phải chờ đến hết đời Đồng Khánh đến vua Thành Thái khi các cuộc khởi nghĩa của Phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh chấm dứt, con cháu ông mới bí mật ra Thanh Hóa bốc mộ đưa hài cốt về Khê Lâm. Mộ ông ở quê nhà cũng chỉ là mộ đất không đặt bia để giữ bí mật, nhưng không ngờ một hôm quân lính triều đình đã mang xiềng xích sắt và tập hợp hương hào, tổng lý kéo đến xiềng mộ ông giao cho địa phương quản thúc phần hài cốt lẫn vong linh.

                                Bài viết của Nghĩa Lương trên web blogs internet


Trường họcĐoạn phimMáy quay/chụpNgôi saoĐiện thoại di độngMáy tínhCông việc

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 Tr.Chủ viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ 
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpĐoạn phimTrường họcNgôi sao 

NHỮNG TRANG KHÁC CỦA KHOA HỌC THẾ KỶ 21

MỤC LỤC 2014    ‘các bạn chọn tiêu đề nhấn chuột’